THỦ TỤC NHẬP ĐÈN LED KHI MUA HỘ THEO HÌNH THỨC CHÍNH NGẠCH
Đèn LED là mặt hàng có số lượng tiêu thụ cao và phổ biến nên nhu cầu nhập khẩu đèn LED về kinh doanh cũng ngày càng tăng. Nhưng thủ tục nhập khẩu mặt hàng này lại có đôi phần phức tạp hơn do một số tính chất đặc thù của nó. Nếu bạn vừa tìm được một nhà cung cấp đèn LED từ nước ngoài và cần nhập số lượng lớn về Việt Nam thì cùng tìm hiểu thủ tục với mua hộ Weso nhé!
Vì sao thủ tục nhập khẩu đèn LED lại khó khăn và phức tạp hơn một số sản phẩm khác?
Đèn LED có nhiều loại và một số loại đèn LED là loại có tiêu điểm - nghĩa là có khả năng gây hại cho mắt người. Chính vì vậy thủ tục nhập khẩu cho một số loại đèn LED sẽ có phần khó khăn hơn, vài loại đèn có thể kể đến như:
- Đèn đường
- Đèn pha LED
- Đèn tuýp LED
- Đèn LED panel
- Đèn LED rọi ray
- Đèn BULB LED
- Đèn LED âm trần
- Đèn dây LED
Quy trình làm thủ tục nhập đèn LED và những điều cần lưu ý
Theo quy định mới nhất, để nhập đèn LED vào Việt Nam cần trải qua 5 bước:
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng (KTCL) và hiệu suất năng lượng (HSNL)
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Bước 3: Thử nghiệm và làm Chứng nhận hợp quy, đăng ký nhãn dán năng lượng
Bước 4: Công bố hợp quy
Bước 5: Dán tem hợp quy và nhãn năng lượng trước khi hàng lưu thông ra thị trường
Tóm lại, khi nhập khẩu đèn LED thì việc bạn cần lưu ý chính là Kiểm tra chất lượng để làm chứng nhận hợp quy, Kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc.
Kiểm tra chất lượng và làm chứng nhận hợp quy
Tùy vào loại đèn LED bạn nhập về, có loại không cần nhưng có loại bắt buộc phải làm KTCL và chứng nhận hợp quy. Có rất nhiều trường hợp nhưng dưới đây, Weso sẽ tổng hợp 3 trường hợp thường gặp nhất:
- Mã HS code 85395000: Các loại bóng có cấu tạo như bóng đèn (BULB), đèn có công suất đến 60W, điện áp định danh đến 125V, đèn có đầu đuôi là G5 và G13
- Mã HS code 94051091: Đèn rọi (spotlight) - loại đèn có tiêu điểm, có hướng chiếu
- Mã HS code 94052090: Những loại đèn khác (đèn bàn, đèn ngủ,...) có sử dụng LED
Một lưu ý nhỏ đó là sau ba năm, chất lượng hợp quy sẽ được xem xét cấp lại mà không cần thử nghiệm lại nếu kết cấu và linh kiện của sản phẩm không bị thay đổi.
Kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc
Một số trường hợp phải dán nhãn năng lượng bắt buộc:
- Công suất nhỏ hơn 60W và điện áp định danh thấp hơn 250V, sử dụng cho các mục đích thông dụng như chiếu sáng trong nhà, văn phòng,... (còn các bóng đèn sử dụng cho mục đích công cộng như đèn đường thì không cần)
- Bóng đèn LED có ballast lắp liền có đầu đèn E27 và B22 (đèn tròn phi 27 và 22mm)
- Bóng đèn LED hai đầu dạng ống có đầu đèn G5 và G13 (liên quan đến khoảng cách giữa các chuôi cắm)
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Tờ khai nhập khẩu
- Invoice
- Packing list
- Bill of lading (Vận đơn đường biển)
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
- Giấy đăng ký kiểm hiệu suất năng lượng
- Catalogue đèn LED và một số giấy tờ khác
Weso tự hào là một trong những đơn vị đi đầu, chuyên mua hộ theo hình thức chính ngạch. Nếu bạn cần một đối tác có thể hỗ trợ các giấy tờ xuất nhập khẩu phức tạp thì chúng tôi chính là sự lựa chọn tốt nhất của bạn. Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí.
Đăng nhập